Dương Thu Trang (SN 2005) là người dân tộc H'Mông ở Xã Thiêng Luông (Bắc Mê, tỉnh Hà Giang), còn Nguyễn Minh Đức (SN 2005) là người ở Thị trấn Cát Bà (Cát Hải, TP Hải Phòng).
Chia sẻ với VietNamNet, 2 học sinh cho biết quá trình học tập trên lớp đã khơi gợi niềm yêu thích nghiên cứu khoa học.
“Tại trường, chúng em được tiếp cận với mô hình giáo dục STEM và cảm thấy rất phù hợp với sở thích. Em cũng có một số ý tưởng ấp ủ từ lâu và đã mạnh dạn trình bày với cô Mai - giáo viên bộ môn Sinh, được cô động viên nghiên cứu dự án và tham gia ở cấp trường” - Trang nói.
Thêm vào đó, ngày hội STEM tại trường giúp 2 bạn có cơ hội được trình bày các ý tưởng, sản phẩm và tham khảo các ý tưởng nghiên cứu khác của các anh chị, bạn bè trong trường.
Về dự án “Tháp cho cá ăn tự động”, Đức chia sẻ rằng ý tưởng bắt nguồn từ “chuyện miền biển” nơi em sinh ra tại thị trấn Cát Bà (Hải Phòng).
“Qua quan sát quá trình làm việc của bà con nông dân trong việc nuôi thủy hải sản, em thấy mọi người gặp rất nhiều khó khăn như việc vẫn sử dụng phương pháp thủ công trong việc cho cá ăn gây tiêu tốn sức lao động, thời gian, chưa đem lại được hiệu quả cao. Ngoài ra, việc giám sát các chỉ số của nước bà con chỉ sử dụng kinh nghiệm; chăn nuôi chưa áp dụng các công nghệ cao, cho nên các chỉ số đo có thể chưa được chính xác và chưa đem lại tính liên tục, kịp thời” - Đức nói.
Thiết kế của tháp khá đơn giản với vật liệu là bình nhựa, nhôm và thiết bị đo nồng độ
Tháp được điều khiển qua trang web để tự động di chuyển và chia thức ăn. Trang web được lập trình qua note JS sử dụng ngôn ngữ HTML và được thiết kế với giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Chỉ vài thao tác đơn giản trên phần mềm người dùng có thể cho cá ăn và đặt giờ tự động.
Sản phẩm đã được đưa đến cho người nông dân thử nghiệm và nhận được phản hồi tốt.
Cho rằng ý tưởng không hoàn toàn mới nhưng 2 học sinh mong muốn dự án sẽ giải quyết được những vấn đề khó khăn của người dân nuôi trồng thủy sản đang mắc phải, đem lại hiệu quả cao nhờ sử dụng các thiết bị khoa học công nghệ. Đồng thời, có thể giải quyết được những hạn chế của các dòng máy đã có trên thị trường.
Để cho ra sản phẩm, Đức và Trang đã mất tới 11 tháng. Các em cho rằng gặp khó khăn lớn vì dự án có những kiến thức vượt qua giới hạn hiểu biết và việc xin chi phí đầu tư. Thời điểm chuẩn bị cũng là khoảng thời gian dịch bệnh Covid - 19 diễn ra phức tạp, đôi bạn không thể đi thực nghiệm nhiều hơn để đánh giá thiết bị trong những điều kiện khác nhau.
“Thầy cô đã hướng dẫn chúng em xây dựng kế hoạch, xây dựng quy trình nghiên cứu, cung cấp cho chúng em các tài liệu cần thiết, định hướng tìm câu trả lời khi thực hiện chúng em vướng mắc. Thầy cô cũng liên hệ giúp các cơ sở chăn nuôi tạo điều kiện để chúng em được thực nghiệm sản phẩm” - đôi bạn chia sẻ.
Trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh, sinh viên năm học 2021 - 2022 vừa qua, nhóm nhận được lời khen từ ban giám khảo và giành được giải Nhất. Ngoài ra, nhóm cũng thu về nhiều nhận xét, góp ý để hoàn thiện sản phẩm, đăng kí sở hữu trí tuệ với cơ quan chức năng.
“Chúng em mong muốn một ngày không xa sẽ thấy sản phẩm của chúng em được sử dụng rộng rãi trong các hộ chăn nuôi” - Trang và Đức chia sẻ.
Hai em dự định phát triển thêm nhiều cảm biến, tích hợp thêm các hệ thống và phát triển phần mềm ứng dụng giúp người dân sử dụng dễ dàng hơn.
Cả hai đều dự định theo đuổi lĩnh vực khoa học kỹ thuật trong thời gian tới. Đức mong muốn theo đuổi ngành Robot và trí tuệ nhân tạo trong khi Trang muốn theo đuổi ngành chế tạo cơ khí và nghiên cứu chế tạo tên lửa.
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 42 km về phía Tây, Trường Hữu Nghị 80 được thành lập từ năm 1980. Đây là trường chuyên biệt, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo với 2 nhóm nhiệm vụ chính là: thực hiện chính sách đối ngoại và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Cụ thể là, đào tạo Tiếng việt dự bị cho lưu học sinh Lào, lưu học sinh Campuchia sang học tập và nghiên cứu tại Việt Nam và hoạt động như một trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) cấp THPT cho học sinh dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc và hải đảo. Vài năm trở lại đây, nhà trường đã mở rộng cho các giáo viên một số tỉnh của Lào sang học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. |
Ngọc Linh
Thấy thầy cô vất vả với khâu chụp ảnh bài thi để chấm trắc nghiệm, nhóm học sinh lớp 11A Trường THPT Lê Quý Đôn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã lên ý tưởng chế tạo Giá chấm trắc nghiệm bán tự động. Sản phẩm được các giáo viên đánh giá cao về hiệu quả.
" alt=""/>Tháp cho cá ăn tự động của học trò Hà Nội
Trước đó, ngày 14/10/2019, Cục Quản lý chất lượng có Công văn số 1177/QLCL-QLT gửi Sở GD- ĐT TP.HCM đồng ý tăng số lượng đội tuyển dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia của Sở. Cụ thể, môn Toán lên 8 thí sinh, môn Tin học lên 10 thí sinh từ kỳ thi năm 2020.
Tuy nhiên tại Điểm a, Khoản 1, Điều 16, Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi (trừ đơn vị dự thi Hà Nội) có tối đa 6 thí sinh; Đội tuyển có đủ số lượng tối đa thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong 2 kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp ngay trước năm tổ chức kỳ thi được Bộ GD-ĐT xét tăng đến tối đa 10 thí sinh.
Còn ĐH Quốc gia TP.HCM có 67 thí sinh, ở các đội tuyển: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Tiếng Anh. Trong đó các đội tuyển Toán, Hoá học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Tiếng Anh, mỗi đội tuyển có 10 thí sinh; Đội tuyển Hoá học có 7 thí sinh.
Tương tự như Sở GD-ĐT TP.HCM, theo Bộ GD-ĐT, ĐH Quốc gia TP.HCM có các đội tuyển: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Tiếng Anh có số lượng thi sinh vượt quy định dù ngày 1/10/2010, Bộ GD-ĐT có Công văn số 6282/BGDĐT-KTKĐCLGD đồng ý tăng số lượng các đội tuyển Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Tiếng Anh lên 10 học sinh kể từ kỳ thi năm 2011; Ngày 02/11/2011 Bộ GD-ĐT có Công văn số 7327/BGDĐT KTKĐCLGD đồng ý tăng số lượng đội tuyển Vật lý lên 10 thí sinh từ năm 2012.
Tuy nhiên các văn bản này đều trước thời điểm ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia theo Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Tiếp đó, ngày 16/9/2013, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục có Công văn số 1132/KTKĐCLGD-KT đồng ý tăng số lượng đội tuyển Toán lên 10 thi sinh từ năm 2014.
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 16, Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi (trừ Hà Nội) có tối đa 6 thí sinh, như vậy số thí sinh của ĐH Quốc gia TP.HCM vượt 25 thí sinh ở các đội tuyển Toán (vượt 4 thí sinh), Hoá (vượt 4 thí sinh), Sinh học (vượt 4 thí sinh), Tin học (vượt 4 thí sinh), Ngữ văn (vượt 4 thí sinh), Tiếng Anh (vượt 4 thí sinh), Hoá (vượt 1 thí sinh).
Theo Bộ GD-ĐT, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) ban hành công văn đồng ý cho các đơn vị dự thi được tăng số lượng thi sinh mỗi môn thi cho đơn vị dự thi là chưa đúng về thẩm quyền và nội dung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.
Trách nhiệm thuộc về Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, các Phó Cục trưởng qua các thời kỳ trực tiếp ký văn bản và bộ phận tham mưu văn bản của Cục.
Bộ GD-ĐT đề nghị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của Lãnh đạo Cục, đơn vị thuộc Cục (nếu có) trong việc tham mưu, ký ban hành công văn đồng ý cho các đơn vị dự thi được tăng số lượng thí sinh mỗi môn thi của đơn vị dự thi chưa đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và việc Ban đề thực hiện đóng gói đề thị không đủ số lượng theo yêu cầu của Hội đồng coi thi TP.HCM, báo cáo Bộ trưởng xem xét xử lý theo quy định.
Thí sinh có bị ảnh hưởng? Bộ GD-ĐT kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở GD-ĐT TPHCM kiểm điểm làm rõ trách nhiệm liên quan đến những hạn chế, thiếu sót nêu trên, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ thuộc quyền quản lý theo quy định. Bộ GD-ĐT giao Cục Quản lý chất lượng rà soát, báo cáo Bộ trưởng và đề xuất hướng xử lý đối với kết quả thi của số thí sinh đã dự thi học sinh giỏi do Cục cho phép tăng số lượng không đúng quy định tại khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. |
Lê Huyền
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT cần công bố công khai điểm số, thậm chí toàn văn các bài thi đạt giải của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia để học sinh, giáo viên được học hỏi, đặc biệt tránh những suy nghĩ về việc thiếu minh bạch.
" alt=""/>Vì sao kiến nghị kiểm điểm lãnh đạo Cục khảo thí của Bộ GDGiao điểm kết nối liên vùng phía Nam
Được xem là cửa ngõ của các tỉnh miền Nam, nằm cạnh trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là TP.HCM, những năm qua, tỉnh Đồng Nai không ngừng tìm kiếm nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng kết nối, tạo động lực cho sự phối hợp, liên kết vùng.
Trong các công trình giao thông tại Đồng Nai, sân bay quốc tế Long Thành là dự án có quy mô lớn nhất. Theo quy hoạch, sân bay Long Thành có quy mô 5.000 ha, hoạt động với công suất phục vụ 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Hiện sân bay quốc tế Long Thành ngày càng được định hình rõ nét. Mới đây, chính phủ đã phê duyệt đầu tư giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư hơn 4,6 tỷ USD. Khi sân bay đi vào hoạt động, Long Thành sẽ trở thành trung tâm của “thành phố sân bay” vừa là tâm điểm kết nối giao thương của cả khu vực.
![]() |
Cách sân bay Long Thành chỉ 2 km, Century City hưởng lợi từ hệ thống hạ tầng giao thông |
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cũng được xem là dự án trọng điểm của tỉnh, góp phần giải tỏa thế “độc đạo” cho Quốc lộ 51. Công trình này có tổng chiều dài toàn tuyến 77,8km, đi từ Biên Hòa đến thành phố biển Vũng Tàu. Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được thiết kế từ 4 - 6 làn xe, riêng đoạn kết nối trực tiếp sân bay quốc tế Long Thành có đến 8 làn xe. Dự kiến quý I/2023 sẽ tiến hành khởi công xây dựng.
Tỉnh phát triển đại lộ Bắc Sơn - Long Thành với quy mô rộng 60m, 4 làn xe thông thoáng. Đây là trục phát triển thương mại - dịch vụ xuyên suốt từ Biên Hòa đến sân bay quốc tế Long Thành.
Bên cạnh đó, Đồng Nai còn chủ trương nâng cấp và triển khai hàng loạt công trình giao thông có tính kết nối toàn diện như: Quốc lộ 1; Quốc lộ 20; Quốc lộ 51; Vành đai 3; Vành đai 4; mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 8 - 10 làn xe; thi công 2 gói thầu dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây; đầu tư 18.000 tỷ đồng xây cao tốc từ Đồng Nai đến Bảo Lộc; nâng cấp dự án đường ven sông Cái; metro sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay Long Thành; các tuyến đường sắt…
Hệ thống giao thông hiện đại đã và đang hình thành còn góp phần tạo động lực tăng trưởng mới cho tỉnh, từ đó BĐS khu vực có những bước đột phá mạnh mẽ, mà tâm điểm là Long Thành.
Bất động sản được đà bứt phá
Trong những năm qua, Long Thành được đánh giá là nơi giàu tiềm năng, được nhiều nhà đầu tư chú ý. Thời điểm gần cuối năm 2020, khi thông tin sân bay quốc tế Long Thành cận ngày khởi công cùng nhiều công trình giao thông đã và đang được triển khai, thị trường BĐS Long Thành càng “nóng” hơn.
So với thời điểm năm 2018, giá đất Long Thành chỉ ở khoảng 8-15 triệu đồng/m2 thì nay đã tăng lên ngưỡng từ 15-30 triệu đồng/m2. Đồng thời, theo dự báo của các nhà môi giới BĐS, sắp tới BĐS khu vực hứa hẹn tăng cao hơn nữa.
Theo nhận định chung của các chuyên gia, những dự án có quy mô, được đầu tư đồng bộ, nhất là vị trí kết nối tốt, không quá xa sân bay quốc tế Long Thành sẽ mang lại giá trị lợi nhuận tốt hơn. Hiểu được điều này, tập đoàn Địa ốc Kim Oanh đã phát triển dự án Century City trên 2 mặt tiền đường ĐT 769 và đường Cầu Mên, cách sân bay quốc tế Long Thành chỉ 2 km.
![]() |
Đại diện Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh cho biết, sau hơn 4 tháng thi công, hạ tầng Century City đã có đường nội bộ, cảnh quan cây xanh, hệ thống cấp thoát nước và chiếu sáng |
Vị trí kết nối là là lời giải cho sức hút của dự án Century City. Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh sẽ tiếp tục tập trung nhân lực, thúc đẩy tiến độ hạ tầng dự án. Đại diện chủ đầu tư cho biết, sau hơn 4 tháng thi công, đến nay, Century City đã có đường nội bộ, cảnh quan cây xanh, hệ thống cấp thoát nước đến hệ thống viễn thông - đèn điện.
Với vị trí trung tâm, được bao quanh bởi những trục đường huyết mạch kết nối trực tiếp sân bay quốc tế Long Thành như quốc lộ 51, Vành đai 4, cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường ĐT 769 mới, cùng với sự hoàn thiện của hạ tầng, Century City được đánh giá là “điểm sáng” trên thị trường BĐS Đồng Nai.
(Nguồn: Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh)
" alt=""/>Bất động sản Đồng Nai 'tăng nhiệt’ nhờ hạ tầng đồng bộ